image banner
Truyền thống văn hóa


   Xã Vĩnh Lợi là xã nằm trong vùng đất Đồng Tháp Mười, từ những ngày đầu khai phá đến đầu thế kỷ XVIII nơi đây chưa có tên gọi. Từ những năm giữa thế kỷ XVIII trở đi người ta gọi nơi đây là Đồng Tháp Mười, đó là một vùng đất trũng, hoang vu thưa thớt bóng người, khắp nơi là rừng rậm đầm lầy và rừng tràm bạt ngàn, xứ sở của các loài muôn thú; chim, cá, rắn, rùa….Những năm cuối thế kỷ XVIII trở đi bắt đầu biến đổi, nhiều nông dân  nghèo từ khắp nơi di cư về miền đất Nam bộ và dần dần tiến sâu về Đồng Tháp Mười trong đó có Vĩnh Lợi ngày nay.

  Trong quá trình chinh phục thiên nhiên để tạo dựng cuộc sống những đức tính vốn có như: cần cù, chịu khó, sáng tạo của những người cùng cảnh ngộ nghèo khó, phiêu bạt, lao động cực nhọc để kiếm sống ngày càng được phát huy, đồng thời làm nẩy nở nhiều đức tính tốt đẹp trong quan hệ sinh hoạt với nhau như:  đoàn kết, chuộng nghĩa tình, sống thủy chung, sẳn sàng chia bùi xẻ ngọt, tối lửa tắc đèn có nhau… Họ có đức tính cần cù lao động, chịu khó với lao động nông nghiệp lúa nước là nghề sản xuất chính, chiếm trên 90 % lao động của nền kinh tế, lao động ngành nghề khác chiếm khoảng 10 %. Về tín ngưỡng, tôn giáo, nhân dân nơi đây đa phần theo truyền thống thờ cúng ông, bà, tổ tiên; toàn huyện chỉ có hơn 150 tín đồ theo đạo.

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh